Xử Lý Làm Mềm Nước Cứng Bằng Cách Nào?

Nước là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Mọi hoạt động hằng ngày đều cần dùng đến nước. Nước chiếm đến 80% trong cơ thể con người. Tuy vậy nhưng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều khi nước chúng ta đang sử dụng để nấu ăn, uống hằng ngày đều là nước cứng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy có thể xử lý làm mềm nước cứng bằng cách nào? 

Vì sao cần làm mềm nước?

Hiện nay, đa số nguồn nước mọi người đang sử dụng hằng ngày đều là nước cứng. Tuy nhiên họ lại không biết nước cứng ảnh hưởng như thế đến sức khỏe, hoạt động sống của con người.

Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Nước cứng là loại nước có trong tự nhiên, chưa trải qua quá trình lọc nước. Những nơi có nước cứng như: ao hồ, nước ngầm hay nước mưa… Trong nước này có chứa hàm lượng rất lớn các kim loại nặng, những hóa chất ngấm vào nguồn nước gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Với những vi khuẩn khi đun sôi, nấu chín có thể tiêu diệt chúng, nhưng với các kim loại nặng như sắt, mangan hay các chất hóa học thì hoàn toàn không thể loại bỏ được. Khi dùng nước có chứa các kim loại nặng, chất hóa học vào trong cơ thể lâu ngày sẽ tích tụ thành sỏi thận, thâm trí là các bệnh ung thư.

Trong đời sống hàng ngày

Có thể bạn không để ý nhưng nước cứng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của bạn: 

Khi sử dụng nước cứng ở các nồi hơi, nước bình nóng lạnh, siêu nước sau một thời gian sẽ thấy lớp bề mặt trong bị đóng cặn, nhanh làm hỏng sản phẩm

Sử dụng nước cứng để giặt quần áo hoặc tẩy rửa sẽ làm giảm tác dụng tẩy rửa. Vì nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng do muối tạo muối canxi không tan, nhanh làm mục vải quần áo.

Nếu dùng nước cứng để nấu ăn sẽ làm mất đi hương vị vốn có của món ăn. Những thành phần trong nước cứng sẽ phản ứng với các thành phần trong thức ăn gây độc hại cho sức khỏe người dùng.

Sử dụng nước cứng nhiều sẽ làm hỏng các thiết bị như máy giặt, máy bơm nước, ống dẫn nước…

Gây hại trong sản xuất công nghiệp

Nếu sử dụng nước cứng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị:

Nước cứng có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép thì không thể dùng để sản xuất. Ví dụ như ngành dược phẩm, thiết bị y tế, chế biến thực phẩm…

Trong nước cứng có chứa hàm lượng Mg và Ca lớn. Khi sử dụng những thiết bị nồi hơi, đường ống sẽ tạo thành những lớp muối cacbonat trên bề mặt của thiết bị. Do đó, có thể làm giảm khả năng dẫn, truyền nhiệt.

Cách nhận biết nước cứng

Thông thường, thì những nước chưa qua máy lọc đều là nước cứng. Nhưng nếu bạn muốn kiểm tra nước đang sử dụng đã qua lọc hay chưa thì có thể phân biệt nước cứng và nước lỏng bằng các cách sau:

xử lý làm mềm nước cứng


Cách 1: Cho nước bạn đang sử dụng vào trong ấm đun. Đợi nước sôi nếu thấy bên trong ấm có 1 lớp cặn trắng ở dưới đáy siêu thì nước nhà bạn đang sử dụng chính là nước cứng.

Cách 2: Bạn có thể sử dụng bút TDS để thử kiểm tra độ cứng của nước ở tại nhà. Bút TDS dùng để đo độ cứng của nước. Nếu kết quả báo là độ cứng >400 ppm thì nước mà nhà bạn đang sử dụng là nước cứng và không nên sử dụng cho sinh hoạt

Cách 3: Nhận biết đơn giản qua các vật dụng thường ngày: Hãy quan sát các vật dụng hằng ngày thật kĩ, nếu thấy có các dấu hiệu như: Có các mảng bám xỉn màu xung quanh vòi nước, thành bồn rửa, bồn tắm, trên bề mặt kính,…hoặc quần áo thô ráp và khô cứng sau khi giặt, đá đông lạnh bị đục màu thì chứng tỏ nước nhà bạn đang sử dụng là nước cứng.

Cách 4: Có thể đo lượng Ca và Mg có trong nước có trong ngưỡng cho phép hay không thì các bạn có thể lấy mẫu nước nhà mình đến các trung tâm xét nghiệm để kiểm tra. Thông thường thì rất ít người dùng cách này vì nó tốn công sức, thời gian và chi phí.

Như vậy, có thể có nhiều cách nhận biết nước cứng hay không. Tuy nhiên, bạn phải có thời gian quan sát thật kỹ trong quá trình sử dụng. Vì trong nước cứng có chứa nhiều ion của Ca, Mg mà mắt thường không nhìn thấy được. 

Phương pháp làm mềm nước

Nước cứng chứa nhiều ion Ca 2+, Mg 2+. Như vậy, nếu muốn làm mềm nước cứng, bạn phải làm giảm nồng độ cation (Ca 2+, Mg 2+) trong nước cứng bằng cách tạo kết tủa hoặc trao đổi ion. Cụ thể, bạn có thể làm theo cách sau:

Đun sôi

Dùng nhiệt là chất xúc tác để thúc đẩy phản ứng của nước với dung dịch HCO3 tạo thành CO2 tạo kết tủa với gốc Ca CO3 và Mg2CO3. Nhờ đó loại bỏ được ion Mg và Ca. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời không thể xử lý được triệt để hoàn toàn độ cứng của nước.

Lưu ý: khi đun nước nếu thấy dấu hiệu sôi nên để thêm 1 – 2 phút. Vì nước cứng có nhiệt độ sôi sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước bình thường nên để thêm thời gian nước sôi giúp tăng khả năng phản ứng hoàn toàn của muối HCO3. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho nước uống hoặc cho một số ít nước. Bạn không thể đun sôi toàn bộ nước rồi mới sử dụng.

Sử dụng máy lọc nước

Đây là phương pháp đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Máy lọc nước có khả năng loại bỏ hoàn toàn các ion Mg, Ca, các vi sinh vật có hại, chất hóa học,…làm mềm nước, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động dùng đến nước. Thậm chí, bạn có thể uống nước trực tiếp từ máy lọc nước. Hiện nay có rất nhiều máy lọc trên thị trường có khả năng này.. Điển hình là 2 dòng máy NANO và RO, chúng cũng là dòng chiếm phần lớn thị trường. 

Nguồn: https://maylocnuocro.com.vn/

Link chi tiết: https://maylocnuocro.com.vn/tin-tuc/xu-ly-lam-mem-nuoc-bang-cach-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Máy lọc nước RO Watio 50L/h

Phụ kiện máy lọc nước thông dụng nhất

Hệ thống máy lọc nước uống 100% an toàn tại trường học